Tuyệt chiêu ghi chép sổ kẻ ngang A4 gọn gàng, ngăn nắp

Sổ ghi chép là một công cụ hữu ích và cần thiết trong quá trình làm việc hay học tập của bạn. Những cuốn sổ kẻ ngang A4 chỉ phát huy được hết công dụng khi bạn tìm được cách ghi chép thông minh và hiệu quả. 

Để giúp bạn tận dụng được tối đa những tính năng hữu ích của sổ kẻ ngang A4 trong bài viết này VPP Sài Gòn gợi ý tới bạn 4 cách ghi chép sổ kẻ ngang A4 gọn gàng, ngăn nắp. Hãy cùng VPP Sài Gòn tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé!

Học cách ghi chép tốt trên sổ kẻ ngang A4

Để quyển sổ trở nên hữu ích thì bước đầu tiên bạn cần làm là học cách ghi chép tốt trên sổ kẻ ngang A4. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm chắc được thông tin hay những kiến thức quan trọng trong khi học tập và làm việc.

 

Trước khi bắt đầu ghi chép, thu thập thông tin bạn nên:

Học cách ghi chép tốt trên sổ kẻ ngang A4

  • Xem xét tất cả các tài liệu, bài học trước khi tham gia cuộc họp hay đến lớp. Khi có sự chuẩn bị kỹ bạn sẽ tự tin và chủ động tiếp nhận thông tin.
  • Chọn một vị trí ghi chú tốt, nơi bạn có thể nhìn và nghe rõ. Điều này giúp việc ghi chép của bạn dễ dàng hơn. Đồng thời giúp bạn nắm rõ chính xác các thông tin.
  • Tập trung viết ra những điểm chính, được xác định bằng các cụm từ, kí hiệu và hành động. Đây chính là chìa khóa để bạn có thể ghi chép tốt và hiệu quả.
  • Tạo một hệ thống viết tốc ký mà bạn có thể dễ dàng giải mã như các kí tự, các chữ viết tắt, sơ đồ,…

Sử dụng các phương pháp ghi chép

Ngoài học cách ghi chép tốt các thông tin trên sổ kẻ ngang A4 thì việc tận dụng các phương pháp ghi chép khác nhau cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình tổng hợp kiến thức đấy nhé!

Dưới đây là một số các phương pháp ghi chép VPP Sài Gòn gợi ý tới bạn:

  • Đặt các ghi chú một cách ngăn nắp và có tổ chức hơn

Đây là phương pháp biến một sổ ghi chép thành hai. Với sổ ghi chép đang mở, hãy sử dụng trang ở bên trái để ghi lại ghi chú, tạo bản phác thảo nhanh, thêm lời nhắc,….

  • Tạo cho các trang ghi chép một cấu trúc nhất quán với phương pháp Cornell.

Chia giấy làm 4 phần: 1 hàng  ở đầu trang, 1 hàng ở dưới cùng và 2 cột ở giữa (30% diện tích trang giấy sẽ dành cho cột bên trái và 70% còn lại cho cột bên phải). Khi ghi chép:

  • Toàn bộ thông tin, kiến thức được học trên lớp sẽ ghi chép vào cột bên phải;
  • Cột bên trái bạn sử dụng cho các câu hỏi, ghi chú, gợi ý cho nội dung bài học;
  • Hàng cuối trang dùng để tổng kết lại các kiến thức cần ghi nhớ.
  • Ghi lại thông tin theo dàn ý

Nếu bạn muốn giữ cho các ghi chú của mình đi vào trọng tâm và sắp xếp một cách khoa học thì hãy thử lập dàn ý trước khi bắt đầu cuộc họp hay lớp học. Dàn ý đã được lập trước đó sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được những ý quan trọng và tiết kiệm được thời gian tìm kiếm, chỉnh sửa.

  • Lập sơ đồ tư duy

Phương pháp này được ghi chép bằng cách chia các nhánh, thiết lập quan hệ giữa các ý với nhau. Khi ghi chép bắt đầu từ chủ đề chính ở đầu trang sau đó chia thành các nhánh, bên dưới là các chủ đề phụ, sau các chủ đề phụ là các ý chính. Lập sơ đồ tư duy là chọn lựa ghi chép hoàn hảo cho những người sở hữu tư duy trực quan.

  • Sử dụng phương thức ghi chú của riêng bạn

Không có phương pháp ghi chú duy nhất nào tốt nhất cho tất cả mọi người. Hãy thử các phương pháp ghi chép khác nhau, đồng thời tìm ra cảm giác và chức năng tốt nhất với bạn.

>> Xem thêm: Khám phá sổ lò xo cao cấp A5 và A6 có gì đặc biệt?

Thêm các phần ghi chú hoặc mục lục trong sổ kẻ ngang A4

Sau khi xác định được cách ghi chép và phương pháp ghi chép, đừng quên thêm các phần ghi chú hoặc mục lục trong sổ kẻ ngang A4 để việc ghi chép trở nên dễ dàng hơn. Hãy chú ý:

  • Thêm số trang cho mọi cuốn sổ ghi chép của bạn để có một mục lục hữu ích.
  • Tạo mục lục cho cuốn sổ kẻ ngang A4 giúp việc tìm kiếm thông tin hay sắp xếp thông tin trở nên khoa học.
  • Đánh dấu lại những thông tin hoặc mục quan trọng bằng giấy màu giúp việc tìm kiếm thông tin và ghi chép của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Cá nhân hóa sổ kẻ ngang A4 của bạn

Cá nhân hóa sổ kẻ ngang A4 là một trong những cách thức quan trọng để làm khác biệt và thể hiện tính cách của mình qua một cuốn sổ. Chính vì vậy, hãy chọn lựa cho mình một cuốn sổ tay tốt và cứng cáp, đóng gáy chắc chắn và có thể đem theo mình trong quá trình di chuyển một cách thuận lợi. Cùng với đó:

  • Ghi lại thông tin cá nhân cơ bản của mình trên trang bìa trong hoặc trang đầu tiên.
  • Viết ra các mục tiêu cá nhân hoặc những thông điệp truyền cảm hứng cảm thấy tâm đắc.
  • Trang trí quyển sổ bằng những mẩu giấy nhớ hay những icon sẽ giúp quyển sổ của bạn bắt mắt và sinh động hơn.

Trên đây là các cách ghi chép sổ kẻ ngang A4 gọn gàng, ngăn nắp. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn tìm được cách ghi chép phù hợp với bản thân mình để việc học tập và làm việc trở nên hiệu quả.